Hồ Chí Minh gian hùng sử (6) - Kiện tụng


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(Mỗi một câu đều là một cái link, đi tắt tới một phần trong bài viết)






A. Luật sư của hai bên trong vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931 đều cùng một giuộc bá-đạo như nhau



Tòa Suprem Court của Hồng Kong (hình chụp năm 1915)


Hình trên được trích ra từ bài "Supreme Court (Hong Kong)"


A.1 Trạng-sư của Nguyễn Ái Quốc lẫn của Bộ Thuộc-địa đều thân Cộng:

Theo Dennis Duncanson, trong quyển “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, thì luật sư Francis Loseby được International Red Aid (“Hội Cứu-trợ Đỏ Quốc-tế”) của Quốc tế Cộng sản chi tiền để cãi cho Nguyễn Ái Quốc (trang 92, dòng 2-4), và Denis Pritt cũng vậy (trang 97, dòng 4-6). Còn Stafford Cripps, tuy ăn tiền của Bộ Thuộc-địa, nhưng từ lâu đã có lập trường “thân Cộng” và “bài Thực” (anti-colonialism), kiểu như "ăn cơm Quốc-gia, thờ ma Cộng-sản", và về sau này cả ảnh và Pritt còn bị đảng Lao Động của Anh tống cổ ra khỏi đảng vì đã ủng hộ Stalin (trang 97, dòng 13-15).

Do đó, điều mà Nguyễn Văn Khoan viết về hai trạng-sư đó - với âm mưu qua mặt chánh quyền Hồng Kông để cứu đồng chí Quốc - như là vì "danh dự nghề nghiệp của mình, bảo vệ luật pháp, bảo vệ chính nghĩa" thì quả thật là một sự khôi hài đen.


A.2 Denis Nowell Pritt, trạng-sư của Nguyễn Ái Quốc:

Pritt (1887-1972) chống đối lại Minh-ước Bắc Đại-tây-dương (NATO), vì tổ chức này chống lại Nga. Năm 1954 Pritt được trao giải thưởng “Hòa-bình Thế-giới Stalin”. Nếu Stalin yêu chuộng hòa bình, thì thế gian này không còn ai là người hiếu chiến. Xin xem thêm về Pritt (xem hình 3) ở đây:

“Denis Pritt”



Denis Pritt trong một buổi tiệc ở tòa Sứ quán Liên Xô ở Luân Đôn, năm 1947.



Hình ở trên được lấy ra từ cái video clip trong YouTube sau đây:

"Around Britain (1947)”






A.3 Stafford Cripps, trạng-sư của Bộ Thuộc-địa:

Tiểu sử của Cripps ở đây:

"Stafford Cripps"


Anh Cripps (1889-1952) còn độc hơn cả Pritt nữa. Năm 1946, trong lúc đang làm Bộ trưởng Bộ Mậu-dịch (President of the Board of Trade) trong chính phủ Lao Động của Anh (trong bối cảnh vừa hết Đệ Nhị Thế Chiến, dân Anh trả ơn Churchill bằng cách đạp ảnh một đạp làm cho mất chức Thủ tướng ), ảnh cấp cho Nga giấy phép mua động cơ phản lực Rolls-Royce của chiến đấu cơ của Anh. Thế là kỹ sư Nga "reverse engineer" (từ sản phẩm mua được, mò ra cách chế tạo nó) từ động cơ đó, và sau đó Mig-15 được sản xuất ào ào với kỹ thuật quân sự tiên tiến của Anh.



Stafford Cripps ở Moscow, năm 1941 (trích từ video clip của British Pathé)



Hình ở trên được trích ra từ cái video clip trong YouTube sau đây:

"Signing the Anglo-Soviet Agreement”






Tới hồi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, Mig-15 bắn rớt một mớ pháo đài bay B-29 của Mỹ, và còn đấu ngang tay với F-86 Sabre của Mỹ, làm cho Mỹ sợ quá sợ, hết dám oanh tạc ban ngày nữa, mà đành phải lén lút oanh tạc ban đêm . Xin xem thêm ở đây:

"MiG Alley"


Trong video clip trong YouTube dưới đây, người upload phim gọi Cripps là tên dân biểu Cộng-sản phản quốc, vì đã bán cho Stalin động cơ máy bay phản lực tối tân vào hạng nhất thế giới, có nghĩa là tặng Stalin khơi khơi kỹ thuật quân sự tối mật của Anh. Khi có người đề nghị gởi một phái đoàn thương mại qua Anh và xin mua động cơ máy bay phản lực, Stalin không tin rằng chuyện đó có thể xảy ra, và hỏi: "What fool will sell us his secrets?" ("Người ngu nào sẽ bán cho chúng ta những bí mật của ảnh?") Trang web "Mikoyan-Gurevich MiG-15" dẫn nguồn thông tin: Gordon, Yefim. Mikoyan-Gurevich MiG-15. Leicester, UK: Midland Publishing, 2001. ISBN 1-85780-105-9; nhưng không có số trang.

"Mig 15: The Gift"






Xin xem thêm thông tin ở đây:

"Mikoyan-Gurevich MiG-15"



B. Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản chơi ép


B.1 Quốc-tế Cộng-sản muốn Nguyễn Ái Quốc trở thành liệt sĩ:

Theo Duncanson, trong cuốn Tự truyện (Autobiography), Volume 1, trang 129, xuất bản vào năm 1965, Denis Pritt nói rằng lúc bấy giờ lập trường của Quốc tế Cộng Sản là:

“The purpose as not being "to win the case," but "to get as much publicity as possible," and above all "to justify politically the defendant's action and the policy and conduct of his party" - that is, the Communist Party.” (“Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, trang 94, dòng 4-8)

(“Mục đích "không phải là thắng kiện", mà chính là “tạo được tiếng vang càng xa càng tốt”, và trên hết là “về mặt chính trị, chứng tỏ được hành động của bị cáo cũng như chánh sách và đường lối của đảng Cộng sản là có chánh nghĩa”)



Trang đầu của quyển Tự truyện "From Right to Left" của Denis Pritt



Trang 129 của quyển Tự truyện "From right to Left" của Denis Pritt. Hình này và hình trước được scan từ trong sách ra.



Duncanson, căn cứ vào tài liệu của Sở Mật-thám Pháp, viết như sau

“Very recently, Ho-chi-Minh himself had been reminded by Ruegg (soon to be hoist with his own petard) that the Comintern's wishes were that arrested comrades should not be rescued, but made to go through with imprisonment or execution, for the sake of the opprobrium their martyrdom would cast "on the system" 59

(59 Sûreté, Contribution, Vol. IV, p. 104)

(“Mới đây, chính Hồ Chí Minh được Ruegg nhắc nhở (không lâu sau, anh này cũng bị ‘nổ tan xác bởi trái bom của chính mình’) rằng chủ trương của Quốc-tế Cộng-sản là không nên giải cứu đồng chí bị sa cơ", trái lại cứ để cho họ bị giam cầm hoặc xử tử; mục đích là dùng bản án của họ để làm cho người dân thấy sự xấu xa của chế độ 59")

(59 Sở Mật-thám Pháp, Hồ sơ tên “Contribution”, Bộ 4, trang 104)



Trang 94, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32"



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Thành ngữ "hoist with his own petard" bắt nguồn từ vở kịch Hamlet của William Shakespeare, có nghĩa đen là: trái bom của một người vốn dĩ để hại người, nhưng nó lại nổ tung không đúng lúc và thổi bay người chủ của trái bom lên trời. Do đó, câu nói đó đồng nghĩa với thành ngữ của Việt Nam “gậy ông đập lưng ông”. Xin xem thêm ở đây:

"Petard"


(ii) Paul Ruegg thường được biết dưới cái tên Hilaire Noulens.

(iii) Chữ “contribution” có nghĩa là sự đóng góp. Nhưng ở đây là tên một nhóm hồ sơ trong sở Mật-thám. Tên đầy đủ của nhóm hồ sơ đó như sau:

“Gouvernement générale de l'Indochine, Direction des affaires politiques et de Sûreté française, Contribution à l'histoire des mouvements politiques de l'Indochine francaise.” (theo Sophie Quinn-Judge trong “Ho Chi Minh: the missing years 1919-1941”, trang 272, chú thích số 120)

(Tiếng Anh: General Government of Indochina, Directorate of Political Affairs and French Sûreté, Contribution to the history of political movements of the French Indochina)


B.2 Quốc-tế Cộng-sản không cho phép Nguyễn Ái Quốc trốn trại:

Duncanson còn cho biết theo lệnh của Quốc-tế Cộng-sản, Quốc không được đảng cho phép bỏ trốn (“Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, trang 96, dòng 28-29).



Trang 96, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32"



B.3 Kết luận:

Tuy rằng những luật sư trong cuộc cố gắng hết mình trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc để lập thành tích với Quốc-tế Cộng-sản, nhưng nếu không thành công thì Quốc cũng sẽ thành liệt sĩ (martyr) thôi . Nhưng chắc chắn Quốc không muốn vậy. Do đó, có lẽ lúc bấy giờ ở ngoài mặt tuy Quốc lúc nào cũng “hồ-hởi, phấn-khởi” ca tụng đường lối sáng suốt của đảng và nhà nước Liên Xô với đám luật sư, nhưng ở trong bụng ngày đêm chửi rủa 18 đời tổ tông của Stalin, Loseby và Pritt .

Nguyễn Văn Huy

(Đăng ngày 10/03/2016 - Sửa chữa ngày 16/04/2017)



Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.